Quy Trình Trồng Nho 2023-2024

Quy Trình Trồng Nho 2023-2024 – NÔNG TRẠI HOÀNG YẾN

Quy trình trồng nho không chỉ là một nghề mà là một nghệ thuật kết hợp sự khoa học và tâm huyết của người nông dân. Từ việc chọn giống, chuẩn bị đất đai, đến quản lý sâu bệnh và quy trình thu hoạch, mỗi bước đều quan trọng để mang đến những trái nho chất lượng. Hãy cùng khám phá hành trình biến những nho xanh mọng, ngọt ngào từ vườn nho đến bàn ăn của bạn

Quy trình trồng nho

Group Cây Nho Giống: https://www.facebook.com/groups/491318311446672/
Số điện thoại: 0974234927- 0359198079
Địa chỉ: Quốc lộ 1A, Phước Lợi, Phước Thuận, Ninh Phước, Ninh Thuận.
QUY TRÌNH VÀ KỸ THUẬT TRỒNG NHO KINH TẾ
(Tài liệu lưu hành nội bộ)
Nho Ninh Thuận từ lâu được biết đến là loại quả có hương vị thơm ngon, được đa số người ưa chuộng. Giàu giá trị dinh dưỡng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, ngày nay cây nho được lựa chọn nuôi trồng ở nhiều tỉnh thành tại Việt Nam. Dưới đây Nông trại Hoàng Yến xin chia sẽ một số kỹ thuật cơ bản về cây nho giúp cây phát triển tốt và đạt hiệu quả cao!
I. Đặc điểm cây nho
– Cây nho thuộc loại cây ăn quả thân leo có nguồn gốc từ miền ôn đới khô Châu Âu, Châu Á, Iran, Acmêni. Từ những năm 1975 cây nho không còn là độc quyền của các nước ôn đới nữa. Cây nho không chỉ đẹp ở bộ lá che mát tốt mà những chùm nho trĩu cành lủng lẳng tạo thành khung cảnh lãng mạn. Quả nho mọc thành chùm, mỗi chùm 8-300 quả với nhiều màu sắc khi chín như: lam, đen, lục, đỏ tía, vàng, có loại còn có màu trắng. Nho có vị thơm ngọt, mát, được coi là một loại quả đặc sản.
– Nho có thể ăn tươi hoặc ép sinh tố, nho khô, rượu vang, thạch nho,dầu hạt nho…vv. Đều thơm ngon bổ dưỡng.
II.Kỹ thuật trồng chăm sóc cây nho
1. Kiến thức cơ bản và một số đặc tính của cây nho
– Ánh sáng: Cây nho ưa sáng, thích nơi nhiều nắng, khí hậu khô.
– Nhiệt độ: 10-37oC
– Độ ẩm: Nho ưa độ ẩm không khí thấp
– Hạn chế: Mưa
Nguyên nhân: Mưa gây rụng hoa, nứt/ thối quả tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và bệnh phát triển
Ví dụ: Tại Ninh Thuận lượng mưa thấp nhất cả nước chỉ 750-850 mm/năm và không khí tương đối khô.
– Nhiều vùng ở miền Nam có mùa khô 4-5 tháng, đất không bị úng nước trồng nho tốt tuy nhiên cần tính toán trồng 1 hoặc 2 vụ vì mưa nhiều chi phí phun thuốc trừ sâu bệnh cao, gây ô nhiễm môi trường, gây hại sức khỏe và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.
Chuẩn bị đất trồng:
– Cây nho có thể trồng trên đất cát, đất thịt thậm chí cả đất lẫn sỏi đá trên sườn đồi, nếu đầu tư phân khoáng và phân hữu cơ chất lượng cao, tưới nước và thoát nước tốt. Đất phù hợp nhất để trồng nho là đất phù sa ven sông Dinh ở Ninh Thuận. Loại đất này giàu dinh dưỡng, tầng canh tác sâu, thoát nước nhanh.
– Đất phải nhiều mùn tỷ lệ tối thiểu là 2% nên cần bón nhiều phân hữu cơ.
pH thích hợp nhất là 6,5-7, pH<5 cần bón thêm vôi, pH>7 phải rửa phèn.
Khoảng chỉ số EC tối ưu cho đất là 0.2 – 1.2 mS/cm tùy theo loại đất và những yếu tố khác mà chỉ số sẽ thấp hay cao trong khoảng đó – 5 Yếu tố ảnh hưởng đến EC trong đất
– Tưới nước: Rễ nho là nơi dự trữ dinh dưỡng của cây, đặc biệt mẫn cảm với tình trạng thiếu oxy nên nho không chịu được úng.
Thông thường, độ mặn cho phép tưới cây đối với cây chịu mặn kém như cây mai, sầu riêng, măng cụt,… độ mặn cho phép khoảng dưới 0.5 ‰ đơn vị tính ppt hoặc 1013uS. Bên cạnh đó, độ mặn bao nhiêu thì không được tưới cây cũng là vấn đề được đặt ra, sau khi kiểm tra bằng thiết bị kiểm tra nước sạch, chỉ số độ mặn cao hơn mức cho phép, bạn không nên tưới cây. Độ mặn cao khiến cây trồng bị chết hoặc chậm phát triển.
Tưới nước cùng bón phân rất quan trọng để quyết định năng suất cây nho. Mùa nắng cần tưới nhiều, mùa mưa vẫn tưới nhưng tưới hạn chế
– Đất thịt số lần tưới ít khoảng 4-5 ngày/ lần,mỗi lần tưới từ 3-5 lít nước (phụ thuộc vào việc trồng chậu hoặc trồng trực tiếp dưới đất).Thời kỳ ra quả cần tăng cường tưới khoảng 2-3 ngày/lần.
– Đất cát số lần tưới nhiều hơn 3-4 ngày/lần, mỗi lần tưới từ 3-5 lít nước (phụ thuộc vào việc trồng chậu hoặc trồng trực tiếp dưới đất). Giai đoạn lá nhiều, ra hoa, quả mỗi lần tưới 2-3 ngày.
– Xới xáo: Thường xuyên làm cỏ dưới giàn nho, không phơi mặt đất ra nắng, khi tưới nước nên cần phải xới xáo đất mỗi vụ 1 lần phá bỏ một phần rễ cũ, tái tạo rễ mới đồng thời bón phân, trộn vào đất.
– Công dụng của các dạng phân bón.
+ Phân đạm (N): có tác dụng thúc đẩy sự hình thành mầm lá, vì vậy cần bón nhiều vào giai đoạn sau cắt cành, phân lân nên bón nhiều vào thời gian sau khi thu hoạch đến trước khi cắt cành, các giai đoạn sau cần ít hơn.
+ Phân kali (K): có dụng thúc đẩy hình thành mầm hoa và tăng chất lượng quả nên bón muộn hơn, chủ yếu từ sau cắt cành đến khi quả lớn sắp chín.
+ Phân hữu cơ (P): tập trung bón sau khi thu hoạch đến trước khi cắt cành.
2. Trồng cây:
a. Trước khi nhận cây giống:
– Chọn nơi nắng nhiều nhất trong khu đất của bạn để làm đất .
– Tiến hành:
 + Trồng chậu: chậudài khoảng 60cm, rộng 40cm, cao 40cm,trộn 70% hoặc đất tại nhà có sẵn, 10% phân chuồng đã xử lý (Bò ,Cừu ,Dê… Chú ý: phải xử lý phân thật hoi mục) 20% cát hoặc trấu đốt và 200g phân lân hữu cơ. Lót dưới đáy thùng 1 lớp 10cm phân chuồng.
+ Trồng dưới đất: đào hố 30x30x30cm, khoảng cách hố 2x2m, hàng cách hàng 2,5m, chiều sâu là 50cm , bạn lót 1 lớp phân chuồng 10cm xuống đáy hố. Còn đất đã đào ra trộn với 10% phân chuồng + 200g lân (nếu có) + Trấu đốt (nếu có) sau đó lấp xuống hố.Trong khi chuẩn bị đất, thiết kế đồng ruộng phải xây dựng hệ thống tưới tiêu, đặc biệt là thoát nước tốt.
-Khi làm đất xong tưới nước bình thường 1,2 ngày.
b. Xử lý cây nho mới về và trồng cây:
– Khi nhận được cây, tưới cho cây 0,25 lít nước không tưới lên lá, để trong mát 2-3 ngày cho cây tỉnh và bầu đất khô kết lại rồi bắt đầu trồng cho khỏi bị vỡ nồi đất. Kết hợp phun phòng bệnh nấm, thán thư sau khi nhận cây 1 ngày combo: Melody DUO 66,75WP 100g liều lượng 0,6 g\1 lít nước +Asmilta top super 400SC 100ml liều lượng 0,4 ml\ 1 lít nước. Vào mùa mưa, không nên để cây mới nhận ngoài mưa vì nước mưa có rất nhiều mầm bệnh sẽ làm nho con bệnh và suy cây.
– Cắt nhẹ chậu nhựa rồi úp ngược chậu và dùng ngón tay kéo từ từ chậu ra khỏi bầu đất, trồng xuống và cắm 1 cây (tre/sắt) sát bên gốc để buộc cố định mối ghép.
–  Che mát cho cây trong vòng 1tuần đầu tiên .
– Khi che mát, dùng sơ dừa hoặc vật dùng khác che mát đất và gốc (Khi trồng vào mùa hè, nhiệt độ trung bình cao).
– Sau 1 tuần bắt đầu tháo phần che mát cho toàn bộ cây nho con mới trồng.
CÁCH SỬ DỤNG THUỐC
Lưu ý: Các thuốc sau đều pha với nước theo tỷ lệ đươc hướng dẫn bên dưới
Trường hợp 1: Trồng mùa khô
– Sau khi trồng,phun  Aliette 800WG 100g liều lượng 0,8g/ 1 lít nước công dụng trừ mấm bệnh, lưu dẫn 2 chiều (phun riêng) giúp cây nho tươi tốt. Lưu ý: trước khi phun nên theo nước và phun vào buổi chiều sẽ giúp thuốc tăng hiệu quả hơn.
3-4 ngày, phun Melody DUO 66,75WP 100g  liều lượng 0,8g/ 1 lít nước công dụng phòng Nấm và Mốc Sương + Asmilta top super 400SC 100ml  0,5ml\1 lít nước công dụng phòng Nấm và Mốc Sương + Ematin 60EC 500ml liều lượng 0,5ml\1 lít nước công dụng trị Bọ Trĩ, sâu Bọ + Raidiant 60SC 15ml liều lượng 0,75ml\1 lít nước gói công dụng trị Bọ Trĩ, sâu Bọ.
6-8 ngày, ngọn nho bắt đầu đỏ ngọn và bắt đầu phát triển phun Fenrole 240SC 15ml liều lượng 0,75ml\1 lít nước công dụng trị Bọ Trĩ, sâu Bọ + Silsau Super 3.5 EC 100ml liều lượng 0,4ml\1 lít nước công dụng trị Bọ Trĩ, sâu Bọ
Lưu ý: Cách tiêu diệt Bọ Trĩ hiệu quả nhất là phải thay đổi nhiều loại thuốc phun định kỳ 3-4 ngày/1 lần để mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Thuốc Bọ Trĩ còn có công dụng diệt sâu ăn lá rất hiệu quả.
Thuốc cần sử dụng đúng liều theo hướng dẫn.
Trường hợp sử dụng quá liều: Nho sẽ bị cháy lá và chậm phát triển
10-13 ngày, phun  Aliette 800WG 100g liều lượng 0,8g/ 1 lít nước công dụng trừ mấm bệnh, lưu dẫn 2 chiều (phun riêng) giúp cây nho tươi tốt.
15-18 ngày, phun Antracol 70W P 100g liều lượng 1g/ 1 lít nước phòng Nấm + Anvil 5SC 250ml liều lượng lượng 0,6g/ 1 lít nước công dụng trừ mấm bệnh, làm dầy lá kháng bệnh tốt hơn + Bọ Trĩ kết hợp giữa Truttat 0.32SC 20ml  liều lượng 0,5ml/lít nước + Phượng Hoàng Lửa 240SC 100ml liều lượng 0,7ml/lít nước.  (nếu vườn nho nhà mình bị bọ cánh cứng tấn công sẽ thây thế Truttat 0.32SC + Phượng Hoàng Lửa 240SC 100ml bằng Pyvalerrate 20 EC 480ml liều lượng 0,5-0,7ml\1 lít nước công dụng trị Dù Dù hay Bọ Cánh Cứng hay ăn lá – nếu phát hiện con dù dù ăn lá mình phun thuốc đặt trị dù dù, phun buổi chiều có thể kết hợp với thuốc nấm, bệnh).
22-25 ngày, nho bắt đầu đỏ ngọn và bắt đầu phát triển phun phun Melody DUO 66,75WP 100g  liều lượng 0,8g/ 1 lít nước công dụng phòng Nấm và Mốc Sương + Asmilta top super 400SC 100ml  0,5ml\1 lít nước công dụng phòng Nấm và Mốc Sương + xen kẽ đó mình nên pha thuốc chuyên trị Bọ Trĩ  và tiêu diệt sâu ăn lá Fenrole 240SC 15ml liều lượng 0,75ml\1 lít nước công dụng trị Bọ Trĩ, sâu Bọ + Silsau Super 3.5 EC 100ml liều lượng 0,4ml\1 lít nước công dụng trị Bọ Trĩ, sâu Bọ. (Định kỳ 4-5 ngày phun lại 1 lần)
28-30 ngày, nếu phát hiện lá nho nhạt màu có những côn trùngnhỏ màu đỏ trên lá thì đó là Nhện Lửa ăn lá ta sử dụng thuốc Nilmite 550SC 100ml liều lượng 0,5ml ml/lít (nước). Thường xuất hiện ở lá già, mùa khô nóng.
Định kỳ 13-15 ngày phun  Aliette 800WG 100g liều lượng 0,8g/ 1 lít nước công dụng trừ mấm bệnh, lưu dẫn 2 chiều (phun riêng) giúp cây nho tươi tốt.
33-35 ngày, phun Antracol 70W P 100g liều lượng 1g/ 1 lít nước phòng Nấm + Anvil 5SC 250ml liều lượng lượng 0,6g/ 1 lít nước công dụng trừ mấm bệnh, làm dầy lá kháng bệnh tốt hơn + Ematin 60EC 500ml liều lượng 0,5ml\1 lít nước công dụng trị Bọ Trĩ, sâu Bọ + Raidiant 60SC 15ml liều lượng 0,75ml\1 lít nước gói công dụng trị Bọ Trĩ, sâu Bọ.
Trường hợp 2: Trồng mùa mưa.
Sau khi trồng, phun Melody DUO 66,75WP 100g  liều lượng 0,8g/ 1 lít nước công dụng phòng Nấm và Mốc Sương + Asmilta top super 400SC 100ml  0,5ml\1 lít nước công dụng phòng Nấm và Mốc Sương + Ematin 60EC 500ml liều lượng 0,5ml\1 lít nước công dụng trị Bọ Trĩ, sâu Bọ + Raidiant 60SC 15ml liều lượng 0,75ml\1 lít nước gói công dụng trị Bọ Trĩ, sâu Bọ
3-4 ngày, phun Melody DUO 66,75WP 100g  liều lượng 0,8g/ 1 lít nước công dụng phòng Nấm và Mốc Sương + Ranman 10SC 40ml liều lượng 0,6ml\1 lít công dụng phòng nấm, thán thư + Bọ Trĩ kết hợp giữa Truttat 0.32SC 20ml  liều lượng 0,5ml/lít nước + Phượng Hoàng Lửa 240SC 100ml liều lượng 0,7ml/lít nước
6-8 ngày gặp mưa nhiều ngọn, thân, lá xuất hiện đóm đóm đen thán thư, dùng Score 250SC 45ml liều lượng 0,8ml/lít (nước) + Ridomil gold 68GW 100g 1- 1,2g/lít (nước) mục đích để thuốc đốt cháy các mầm bệnh như Nấm, Mốc Sương và Thán Thư rất hiệu quả.
10-12 ngày phun phun Melody DUO 66,75WP 100g  liều lượng 0,8g/ 1 lít nước công dụng phòng Nấm và Mốc Sương + Daconil 500SC 240ml liều dùng 0,8ml/lít (nước) công dụng Phòng và trị nấm lá, thán thư + Fenrole 240SC 15ml liều lượng 0,75ml\1 lít nước công dụng trị Bọ Trĩ, sâu Bọ + Silsau Super 3.5 EC 100ml liều lượng 0,4ml\1 lít nước công dụng trị Bọ Trĩ, sâu Bọ
14-16 ngày18-20 ngày, Khi ngọn nho đã đi ngọn phun Antracol 70W P 100g liều lượng 1g/ 1 lít nước phòng Nấm + Anvil 5SC 250ml liều lượng lượng 0,6g/ 1 lít nước công dụng trừ mấm bệnh, làm dầy lá kháng bệnh tốt hơn + Pyvalerrate 20 EC 480ml liều lượng 0,5-0,7ml\1 lít nước công dụng trị Dù Dù hay Bọ Cánh Cứng hay ăn lá – nếu phát hiện con dù dù ăn lá mình phun thuốc đặt trị dù dù, phun buổi chiều có thể kết hợp với thuốc nấm, bệnh)
22-25 ngày, Melody DUO 66,75WP 100g  liều lượng 0,8g/ 1 lít nước công dụng phòng Nấm và Mốc Sương + Asmilta top super 400SC 100ml  0,5ml\1 lít nước công dụng phòng Nấm và Mốc Sương + Ematin 60EC 500ml liều lượng 0,5ml\1 lít nước công dụng trị Bọ Trĩ, sâu Bọ + Raidiant 60SC 15ml liều lượng 0,75ml\1 lít nước gói công dụng trị Bọ Trĩ, sâu Bọ
28-30 ngày, phun Sumi Eight 1g/lít (nước) phòng Nấm Xám + Bọ Trĩ kết hợp giữa (Truttat 0,5ml/lít (nước) + Phượng Hoàng Lửa 0,7ml/lít (nước)).
+ Lưu Ý: Khi thời tiết mưa gió liên tục, không nên sử dụng thuốc dưỡng hoặc các dạng phân bón lá giúp ngọn nho phát triển. Vì thuốc dưỡng nho sẽ phát triển rất nhanh làm lá nho mỏng dễ bị nhiễm bệnh khi gặp thời tiết không thuận lợi. Thường mùa mưa nên sử dụng những loại thuốc phòng bệnh như những mục ở trên chia sẻ
CÁCH SỬ DỤNG PHÂN BÓN
Lịch tưới nước hợp lý: 3-4 ngày tưới đều xung quanh gốc/ lần, chờ đất hơi khô rồi tưới lại và mỗi lần tưới là 2-4 lít nước, không tưới ướt lá.
Sau 7 ngày: tưới phân rễ xung quanh gốc nho (không tưới ướt lá). Humate (10 ml/gốc 3-4 lít nước cây càng lớn mình tăng liều thêm đến 50ml phân rễ trung bình 2 lít\1 xào) hoặc sử dụng phân bột Humic (Hợp trí Super) 1 kg\ 1 xào pha theo hướng dẫn sử dụng. (hoặc sử dụng Cyto Root 1 lít\ 1 xào).
Sau 14 ngày: tưới phân rễ Humate (10 ml/gốc 3-4 lít nước cây càng lớn mình tăng liều thêm đến 50ml phân rễ trung bình 2 lít\1 xào) hoặc sử dụng phân bột Humic (Hợp trí Super) 1 kg\ 1 xào pha theo hướng dẫn sử dụng. (hoặc sử dụng Cyto Root 1 lít\ 1 xào).
Lưu ý: Đồng thời, song song việc bón phân thường buồi chiều mát 4-5h, nên phun combo Cyto combi 25gr liều lượng 200 lít\ 1gói + Amino acid Cytomin plus 40ml liều lượng 20 lít/1 gói công dụng bổ sung vi lượng giúp nho xanh cây, chóng vàng lá, cây còi cọc (định kỳ 7-10 phun trực tiếp trên cây nho sau khi trồng trên 10 ngày)
Sau 20 ngày: bón phân NPK 20-20-15 TE 1 muỗng cà phê/ gốc có thể pha nước hoặc rãi phân trực tiếp xuống gốc nho.
Sau 26 ngày: Bổvới sung Trichoderma p1kg\ 1 xào + rễ tưới Phân rễ Humate (10 ml/gốc 3-4 lít nước cây càng lớn mình tăng liều thêm đến 50ml phân rễ trung bình 2 lít\1 xào) hoặc sử dụng phân bột Humic (Hợp trí Super) 1 kg\ 1 xào pha theo Hướng dẫn sử dụng là được.
Lưu ý: Cách xử dụng Trichoderma hiệu quả, pha hỗn hợp 1kg Trichoderma + 2 lít mật rỉ đường Hòa tan nước khoáy đều Trichoderma ( pha 20l nước cùng 2 lít rỉ mật đường trước 2 ngày để hoạt hóa men) khi sử dụng công dụng Phòng tuyến trùng, vàng lá, cải tạo đất, kháng nấm gây bệnh. Thường bổ sung Trichoderma 1 tháng\ 1 lần.
Sau 32 ngày: Bón Phân NPK 20-20-15 TE 1,5 muỗng cà phê/gốc có thể pha nước hoặc rãi phân trực tiếp xuống gốc nho. Cây nho lớn theo thời gian mình tăng liều lượng lên hợp lý nhé các anh chị.
Sau 38 ngày: Bón Phân Lân Hóa Nông (Lân Hữu Cơ Không Phải là Lân Nung chảy nhé các anh chị) 1 lạng /gốc+ rễ tưới Phân rễ Humate (cây càng lớn mình tăng liều 40ml đến 50ml phân rễ trung bình 3 lít\1 xào) hoặc sử dụng phân bột Humic (Hợp trí Super) 1 kg\ 1 xào pha theo Hướng dẫn sử dụng là được.
Sau 44 ngày: Dùng Đạm Rocket Rong Biển 2 muỗng Cà phê/ gốc nếu không có có thể cho phân Dap 2 muỗng cà phê/gốc để thay thế.
Sau 50 ngày: Bón Phân Lân Hóa Nông (Lân Hữu Cơ không phải là Lân Nung chảy) 1 lạng /gốc+ rễ tưới Phân rễ Humate (20 ml/gốc 3-4 lít nước cây càng lớn mình tăng liều thêm đến 50ml phân rễ) hoặc sử dụng phân bột Humic pha theo hướng dẫn sử.
Sau 56 ngày: Bón Phân NPK 20-20-15 TE 2 muỗng cà phê/gốc có thể pha nước hoặc rãi phân trực tiếp xuống gốc nho. Tăng liều tỉ lệ thuận với sự phát triển của cây nho.
         – Giai đoạn mới trồng đến khi lên giàn: Cây ra chồi phụ ở nách lá và râu, thì ngắt bỏ, để lại thân + lá + đọt. Để dinh dưỡng tập trung nuôi thân nho.
        – Cây nho được trồng vào giữa hố (chậu kiểng/ thùng xốp) và được tưới nước đủ ẩm, cây đã trồng xong nên làm thành bồn trũng xuống xung quanh gốc để thân cây không tiếp xúc trực tiếp với nước, cắm vật che cho cây mới trồng.
c. Giai đoạn nho 2 tháng tuổi: lúc này cây nho vượt lớn đi ngọn khỏi giàn 1m, bắt đầu tạo cành cấp 1 tính từ điểm tiếp xúc giàn đếm ra 5 mắt ngủ và bấm cành để tạo cành từ mầm ngủ hoặc bấm ngọn để tạo cành từ chồi nách.
d. Tạo cành: Cành cấp 1, tiếng Anh hay tiếng Pháp đều gọi là Cordon, tiếng Việt Nam gọi là Tay. Một gốc nho chỉ để lại một số Tay nhất định, phổ biến là 2, 3 hoặc 4 phụ thuộc vào giống nho, trình độ thâm canh, mật độ trồng.
Ví dụ: Để lại hai Tay trong trường hợp dùng cọc chữ T để minh họa cho phương pháp cắt tỉa nho ngọn của thân chính sau khi vươn tới giàn thì ngắt đi.
 –  Trong các cành mọc từ thân ra chọn lấy hai cành khỏe nhất, buộc vào dây thép cho phát triển theo hai hướng ngược nhau. Hai cành cấp 1 này sẽ trở thành 2 Tay, buộc chặt vào dây thép bằng một loại dây có thể tự hủy được (đay, bẹ chuối, vỏ cây leo, dây ni lông…)
  -Không dùng dây thép vì sẽ thắt lấy Tay, cản trở lưu thông của nhựa cây. Khi Tay đã mọc dài 1 – 1,2 m lại bấm ngọn để lại trên mỗi Tay một số cành cấp 2 gọi là cành quả. Cành quả cũng buộc vào dây thép, tránh gió lay, làm rách lá rụng mắt và không cho đè lên nhau.
Cành cấp 2: Nuôi cành cấp 1 (2-3 cành cấp 1) nuôi dài 1-1,2m ta tiến hành bấm ngọn, sau khi thấy cành chuyển sang màu xanh vàng (tính thời điểm bấm cành cấp 1 được 2 tháng để nhân cành lên nếu không muốn cho ra hoa thì bấm cành cấp 2, nếu muốn để hoa thì để cành già thêm khoảng 3 tháng tính từ thời điểm bấm cành cấp 1 sẽ cho hoa tỷ lệ cao hơn,
Cây nho muốn cho ra hoa tốt phải để cành nho già hơi trắng mới thực hiện công tác bấm cành để tạo cành cấp 2, giai đoạn này nho có thể cho quả
e. Cắt cành đến nở hoa:
– Quy trình bón phân trước khi bấm cành kích nho ra hoa đạt tỷ lệ cao
– Trước 1 tháng chuẩn bị bấm Cành ta thực hiện chế độ phân bón nghiêm ngặt: chú ý chọn loại phân bón cho phù hợp, không nên sử dụng lạm dụng phân Đạm nhiều làm nho tập trung phát triển ngọn quên nhiệm vụ tạo bông rất nhiều anh chị sai lầm về việc này.
+Trường hợp muốn cây  nho cho quả giai đoạn cành cấp 2 cấp 3 chưa ăn quả vụ nào: Muốn nho ra hoa thì cành phải Xanh Cứng (tính từ thời điểm bấm cành Giành cho cây nho mới bấm cành cấp 2 cấp 3 sau đó muốn bấm cành kích hoa hoa sớm) hoặcnuôi cành nho hóa gỗ vẫn được nhưng tốn thời gian hơn, cây nho muốn ra hoa phải bấm cành để những mầm ngủ  nho trên cành nho nảy mầm và mang hoa. Lưu ý: Không nên bấm cành nho đang giai đoạn cành màu mở gà hoặc mới hóa gỗ, cành nho sẽ chậm nảy mầm và suy cây nho.
+Trường hợp cây nho đã ăn quả vụ trước: Đương nhiên mùa sau mình phải bấm cành gỗ vì nguyên tắc nho mang quả chín thì 99% cành nho sẽ hóa gỗ: Cành gỗ có gỗ màu nâu đỏ và gỗ màu xám ghi, cách nhận biết xem những video trên kênh youtube: Bác Sĩ Cây Nho Ninh Thuận sẽ rõ.
Bón định kỳ: cách nhau 8-10 ngày
Đầu tiên, Bón phân Lân Hóa Nông (hoặc Lân Nung chảy) 1-2,5 lạng /gốc+ rễ tưới phân rễ Humate (100 ml/gốc pha với  3-4 lít nước cây càng lớn tăng liều khoảng đến 150ml) hoặc sử dụng phân bột Humic 1kg\1000m2 pha theo hướng dẫn sử dụng. công dụng: Ra tín hiệu cho cây nho biết giờ mình muốn cây nho tạo hoa.
– 8-10 ngày, bón phân NPK 20-20-15 TE 0,5-1 lạng/ 1 gốc có thể pha nước hoặc rãi phân trực tiếp xuống gốc nho. Cây nho lớn theo thời gian cần tăng liều lượng lên sao cho hợp lý.
16-20  ngày, bón phân Canxi Bo Trắng 0,5-1 lạng/ gốc có thể pha nước hoặc rãi phân trực tiếp xuống gốc nho đối với những vườn nho cành chưa hóa gỗ đều hoặc nho cành xanh chưa ăn quả. (Còn đối với nho ăn quả cành nho khi thu hoạch đã bón phân Kali Trắng cành đã hóa gỗ mốc đã thì mình không cần bón phân kali trắng giai đoạn này)
25 ngày bón phân NPK 20-20-15 TE, đúng lịch theo nước lại mình Pha Ga3 4TB liều lượng 5-7 gói\ 1000m2 (Cách Pha: hòa tan 3 viên Ga3\ 1 bình 25 lít nước phun được 500m2) tùy theo nho già (Phun 7 gói) hay còn trẻ (phun 5-6 gói) phun trực tiếp xuống hầm nho và sau đó tiếp 4-5 ngày là có thể bấm cành được. Trước khi bấm cành ta cắt nước tưới 5 ngày và khi bấm cành cắt nước thêm 4-5 ngày để vết bấm cành khô lại thì mình bắt đầu theo nước vào lần đầu tiên sau khi bấm cành.
+ Bắt đầu bấm cành nho kích bông:
Sau khi bấm cành được 8-10 ngày, tiếp tục bón phân bón phân NPK 20-20-15 TE 0,5-1 lạng/gốc có thể pha nước hoặc rãi phân trực tiếp xuống gốc nho. Lúc này, cây nho đã bắt đầu nảy mầm mình bổ sung phân NPK để giúp nho ra hoa chắc và ngọn nho đi mướt hơn.
Nho bấm cành được 16-18 ngày, bón phân Lân Hóa Nông (Lân Hữu Cơ không phải là Lân Nung chảy) 1-2,5 lạng /gốc+ rễ tưới phân rễ Humate (100 ml/gốc 3-4 lít nước cây càng lớn tăng liều khoảng đến 150ml) hoặc sử dụng phân bột Humic 1kg\ 1000m2 pha theo hướng dẫn sử dụng.
– Nho bấm cành được 24-26 ngày, Chờ nho Đậu quả được 2\3 vườn nho tiếp tục bón phân Bón Phân DAP 0,5-1 lạng/gốc hoặc thay thế bằng Phân Ure Xanh liều lượng0,5-1 lạng/gốccó thể pha nước hoặc rãi phân trực tiếp xuống gốc nho. Lúc này, cây nho đã đậu quả hoàn thiện. (Trường hợp mưa liên tục không thể bón phân thì chờ thêm hết mưa mình sẽ bón phân Dap Hoặc Ure sau.
Nho bấm cành được 32-34 ngày, Nho bấm cành được 40-42 ngày, tiếp tục bón phân Bón Phân NPK 20-20-15 TE 0,5-1 lạng/gốc có thể pha nước hoặc rãi phân trực tiếp xuống gốc nho. Lúc này, giúp nho lớn quả cân đối.
Nho bấm cành được 48-50 ngày, Bón Phân Lân Hóa Nông (Lân Hữu Cơ không phải là Lân nung chảy) 1-2,5 lạng /gốc+ rễ. Tưới phân rễ Humate (100 ml/gốc 3-4 lít nước cây càng lớn tăng liều thêm đến 150ml phân rễ) hoặc sử dụng phân bột Humic 1kg\1000m2 pha theo hướng dẫn sử dụng.
Nho bấm cành được 58-60 ngày, tiếp tục bón phân bón Phân NPK 20-20-15 TE 0,5-1 lạng/gốc có thể pha nước hoặc rãi phân trực tiếp xuống gốc nho. Lúc này, giúp nho lớn quả cân đối.
Nho bấm cành được 66-68 ngày, tiếp tục bón phân bón Phân Kali Trắng 0,5-1 lạng/gốc có thể pha nước hoặc rãi phân trực tiếp xuống gốc nho. Lúc này, giúp nho đang chín dần bón Kali vào giúp cho quả nho to, vỏ dày, tăng độ đường.
Nho bấm cành được 74-76 ngày, tiếp tục bón phân bón Phân Kali Trắng 0,5-1 lạng/gốc có thể pha nước hoặc rãi phân trực tiếp xuống gốc nho (Bón 2 Lần Cách nhau 8-10 ngày). Lúc này, giúp nho đang chín dần bón Kali vào giúp cho quả nho to, vỏ dày, tăng độ đường. Chờ đến ngày nho chín để thu hoạch
+Định kỳ Phun Thuốc: (Nông trại Hoàng Yến xin chia sẽ)
Trước 1 tháng chuẩn bị bấm cành ta thực hiện chế độ phun thuốc nghiêm ngặt. Trường hợp nho tạo cành cấp 2-3 muốn để quả:
Đầu tiên, phun “Phân bón lá Kali Trắng Hoàng Yến hay còn gọi là Thuốc Phân Hóa Mầm Hoa” 0,5g\1 lít (Hoặc phun Kali Photphat 2g/lít (nước) nếu không có Phân bón lá Kali trắng Hoàng Yến) + Melycit 0,8g/lít (nước)+ Vua Rệp Sáp 0,4ml\1 lít, mục đích để tiêu diệt rầy, rệp sáp, giúp cành nho được cứng, mắt ngủ khỏe, tăng khả năng ra bông. Đây là Bí kíp chiếm trên 50% khả năng ra hoa của cây nho
6-8 ngày sau, tiếp tục phun rửa rầy, rệp sáp Melycit 0,8ml|lít (nước) + Vua Rệp Sáp 0,4ml\1 lít 1lần nữa để tiêu diệt tận gốc rệp sáp trước khi bấm cành và kết hợp thêm Tilt Super 0,4ml\1 lít + Champion 2g\1 lít giúp tiêu diệt Nấm, Thán Thư, Rỉ sét hiệu quả.
14-16 ngày sau, phun “Phân bón lá Kali Trắng Hoàng Yến hay còn gọi là Thuốc Phân Hóa Mầm Hoa” 0,5g\1 lít (Hoặc phun Kali Photphat 2g/lít (nước) nếu không có Phân bón lá Kali trắng Hoàng Yến) + Melycit 0,8g/lít (nước)+ Vua Rệp Sáp 0,4ml\1 lít, mục đích để tiêu diệt rầy, rệp sáp, giúp cành nho được cứng, mắt ngủ khỏe, tăng khả năng ra bông.
+ Giai đoạn sau khi bấm cành ta thực hiện chế độ phun thuốc nghiêm ngặt.
Đầu tiên nếu mình vẫn còn tiếp tục thấy rầy, rệp sáp, phun Melycit 0,8g/lít + Vua Rệp Sáp 0,4ml\1 lít (nước), mục đích để tiêu diệt rầy, rệp sáp và Score 0,8ml/lít (nước) + Ridomil gold 1g/lít (nước) mục đích để thuốc đốt cháy các mầm bệnh như Nấm, Mốc Sương và Thán Thư rất hiệu quả.
4 ngày sau, phun Tạo Bông 1-2g/lít (nước) lúc này nho đang bắt đầu có hiện tượng nảy mầm. Chú ý pha đúng liều lượng hoặc nhẹ hơn hướng dẫn để ngọn nho không bị hiện tượng cháy ngọn và cháy bông.
Ngày thứ 10, phun Melody 1g/lít (nước) phòng nấm và Mốc Sương ta phun Asmita top 1 ml/lít (nước) + Pyvarate 0,8ml/1 lít thuốc trị con Dù Dù hay con bọ cánh cứng hay ăn Lá.
Ngày thứ 12-14, phun lần 2 phun Melody 1g/lít (nước) phòng nấm và Mốc Sương ta phun Asmita top 1 ml/lít (nước) + Pyvarate 0,8ml/1 lít thuốc trị con Dù Dù hay con bọ cánh cứng hay ăn Lá.
Ngày thứ 14-16, phun Melody 1g/lít (nước) phòng nấm và Mốc Sương ta phun Ranman 0,6ml/lít (nước) + Bọ Trĩ kết hợp giữa (Truttat 0,8ml/lít (nước) + Phượng Hoàng Lửa 0,6ml/lít (nước) hoặc xen kẽ đó mình nên pha thuốc chuyên trị con Bọ trĩ và tiêu diệt sâu ăn lá khác để không bị kháng thuốc Radiant (Quả Cà Chua)  0,6ml/lít (nước) + Quiluxny 0,6ml/lít (nước).
Ngày thứ 16-20: Phun Aliet 1g/lít (nước) mục đích giúp ngọn nho phát triển khỏe lá nho mướt hơn (sử dụng vào mùa nắng, còn mùa mưa chú ý không cần phun vì Aliet có chức năng kéo dài hoa và ngọn mà mùa mưa dễ bị bệnh Bông và lá nên mình không sử dụng vào mùa mưa). Không nên cộng các thuốc khác với Aliet.
Lưu ý: Giai đoạn bông nho từ 14-20 thời tiết có sương muối nhiều hoặc mưa nhiều bông nho rất dễ bị nấm cuống.
Ngày thứ 20-24 bông nho đã hình thành hoàn thiện giãn chi đều mình sử dụng Anvil 0,8ml/lít (nước) + Antracol 1g/lít (nước)+ Reagent 3.6 phòng Bọ Trĩ (thường dùng vào mùa mưa). Mục đích giúp lá nho dày hơn và kháng bệnh tốt hơn khi gặp thời tiết xấu, chú ý Anvil không nên phun sớm có thể làm rút bông và phải phun đúng liều lượng.
Ngày thứ 24-26, Nếu thời tiết mưa nhiều (Thường vào mùa mưa từ tháng 8-11) Score 0,8ml/lít (nước) + Ridomil gold 1g/lít (nước) mục đích để thuốc đốt cháy các mầm bệnh như Nấm, Mốc Sương và Thán Thư rất hiệu quả.
Ngày thứ 28-32, Nho đang bắt đầu đậu quả chú ý không nên bón phân giai đoạn này nho có thể bị rụng. Theo dõi nhiệt độ môi trường để lên phương án chăm sóc và xử lý đặc biệt để đậu quả tự nhiên nếu nhiệt độ trung bình cao trên 35oC mình xử lý hoạt chất “siêu đậu quả” phun sẽ giúp đậu quả tốt hơn (Nho Hạ Đen không hạt bắt buộc phải xử lý đậu quả, đã soạn phía dưới)
Ngày thứ 32-35, Nativo 0,8g/lít (nước) phòng Thán Thư, nấm + Antracol 1g/lít (nước) +Bọ Trĩ kết hợp giữa (Truttat 0,8ml/lít (nước) + Phượng Hoàng Lửa 0,6ml/lít (nước). Nếu mưa vào giai đoạn này mình phun ngay khi nho đang đậu quả để giúp nho phòng bệnh và cuống nho dai hơn. Trường hợp thời tiết tốt nắng đẹp, thì để nho đậu quả tự nhiên không cần phải phun thuốc.
Ngày thứ 35-40, phun Melycit 0,8g/lít (nước) + Vua Rệp Sáp 0,4ml\1 lít, mục đích để tiêu diệt rầy, rệp sáp.
Lưu Ý: Giai đoạn mùa nắng chú ý phòng rầy sáp trung bình 10 ngày /1 lần, còn Bọ Trĩ thì 4-5 ngày mình phun 1 lần.
Ngày thứ 40-45, phun Sumi Eight phòng ngừa Nấm xám (nếu không có mình thây thế  Daconil 1ml/lít (nước) + Melody 0,8g/lít (nước)) phòng Thán Thư, Nấm, bệnh rỉ sét trên lá nho + thuốc chuyên trị Bọ trĩ Radiant (Quả Cà Chua)  0,6ml/lít (nước) + Quiluxny 0,6ml/lít (nước).
Ngày thứ 45-50, phun Asimital Top 0,8ml/lít (nước) (mùa nắng còn mùa mưa nguy cơ bệnh nấm cuống dễ xuất hiện mình có thể tăng nặng hơn là 1 ml/ 1 lít) + Melody 1g/lít (nước), xen kẽ đó mình nên pha thuốc chuyên trị Bọ trĩ  và tiêu diệt sâu ăn lá Xylux (cô Ba) 0,6ml/lít (nước) + phụ gia kèm theo thuốc 0,5 gói cho 25 lít nước còn không có mình có thể thây thế thuốc trị Bọ trĩ khác.
Ngày thứ 50-55 phun phòng thuốc Nilimite liều lượng 0,8ml/lít (nước) (Chú ý: con nhện lửa thường ăn mặt trên của lá nho và trên lá già giai đoạn nho 45 ngày đến thu hoạch)
Lưu Ý: Nho giai đoạn từ 2,5 tháng trở đi phun thuốc đạng nước không nên kết hợp những loại thuốc dạng bột sẽ làm dơ trái.
Ngày thứ 55-60, phun asmital Top 1 ml/lít (nước) phun phòng Bọ Trĩ kết hợp giữa (Truttat 0,8ml/lít (nước) + Phượng Hoàng Lửa 0,6ml/lít (nước), phòng và tiêu diệt bệnh nấm cuống và mốc sương rất hiệu quả.
Ngày thứ 60-65, phun Sumi Eight phòng ngừa Nấm xám(nếu không có mình thây thế  Daconil 1ml/lít (nước)) tiếp tục thấy rầy, rệp sáp, phun Melycit 0,8g/lít + Vua Rệp Sáp 0,4ml\1 lít (nước).
Ngày thứ 65-70 phun phòng thuốc Nilimite liều lượng 0,8ml/lít (nước) (Chú ý:con nhện lửa thường ăn mặt trên của lá nho làm ảnh hưởng khả năng quan hợp và trao đổi chất của cây nho,thường xuất hiện trên lá già giai đoạn nho 45 ngày đến thu hoạch)
Ngày thứ 70-85, Score 0,8ml/lít (nước) mục đích để thuốc đốt cháy các mầm bệnh như Nấm, Mốc Sương và Thán Thư rất hiệu quả tiếp tục thấy rầy, rệp sáp, phun Melycit 0,8g/lít + Vua Rệp Sáp 0,4ml\1 lít (nước).
Ngày thứ 85-90, phun phòng thuốc Nilimite liều lượng 0,8ml/lít (nước) (Chú ý:con nhện lửa thường ăn mặt trên của lá nho làm ảnh hưởng khả năng quan hợp và trao đổi chất của cây nho,thường xuất hiện trên lá già giai đoạn nho 45 ngày đến thu hoạch)
Ngày thứ 90-95 phun hoạt Valex 0,6ml/1 lít + Nutri –Sup 1 gói/ 25 lít nước chất tạo độ đường và giúp làm giòn quả vỏ dày, nặng ký phun 2 lần cách nhau 10 ngày (Lưu ý: Nông trại Hoàng Yến xin chia sẽ thêm thường các giống nho có thời gian chín và thu hoạch quả nhanh chậm khác nhau. Đối với nho đỏ phun giai đoạn nho 60-65 ngày và 70-75 ngày, còn các giống nho Hạ Đen Không Hạt, xanh, 152, 126 phun theo ngày ở hướng dẫn trên)
Ngày thứ 95-100, Daconil 1ml/lít (nước) phòng Thán Thư, Nấm (Trường hợp nếu gặp mưa mình phun, còn nắng đẹp mình nghỉ thuốc).
Ngày thứ 100-105 phun hoạt Valex 0,6ml/1 lít + Nutri –Sup 1 gói/ 25 lít nước chất tạo độ đường và giúp làm giòn quả vỏ dày, nặng ký phun 2 lần cách nhau 10 ngày (Lưu ý: Nông trại Hoàng Yến xin chia sẽ thêm thường các giống nho có thời gian chín và thu hoạch quả nhanh chậm khác nhau. Đối với nho đỏ phun giai đoạn nho 60-65 ngày và 70-75 ngày, còn các giống nho Hạ Đen Không Hạt, xanh, 152, 126 phun theo ngày ở hướng dẫn trên)
Lưu ý: Vườn nho đang chín ở khu vực nào thường xuyên có con ông ruồi suốt hiện thì mình bảy thuốc, bao quả hoặc phun thuốc ngoài không khí để ông ruồi không bay vào chích phá những quả nho.
Lưu ý: Sử dụng thuốc vào mùa mưa khi mưa thường dùng chất bám dín 1ml/lít (nước) thường pha khi mùa mưa áp dụng cho tất cả các loại thuốc, Score 1ml/ 1 lít(đối với nho NH01-152 mình sẽ giảm liều lại 0,6ml/1 lít, đối với những giống nho khác nhé vì nho 152 rất dễ bị mốp quả khi nho được 2-3 tháng)+Ridomil 2g /lít (nước) chuyên trị mùa mưa vì loại này rất nóng chú ý khi sử dụng giai đoạn nho 20-80 ngày xen kẽ phun 10-15 ngày 1 lần để đốt cháy các các mầm bệnh tức tốc.
– Thường từ cành cấp 2 – cấp 3 trở đi mình có thể cho cây nho ra hoa (nguyên tắc tùy theo từng giống nho mà mình để dưỡng cành vào những thời gian khác nhau ít nhất khoảng 2,5 tháng đến 3,5 tháng đối với nho chưa mang quả) tùy theo điều kiện thời tiết cũng như vị trí cắt cành mà nho có thể nảy mầm sau 8– 12 ngày kể từ khi cắtcành. Thời gian kể từ khi cắt đến khi nở hoa từ 25 – 32 ngày tùy giống và điều kiện thời tiết. Trong giai đoạn này cây nho vươn cành khá mạnh, các chùm nho lớn dần và hoa sẽ được hoàn thiện và quá trình thụ phấn được bắt đầu. Trên mỗi giàn, hoa nở và sự thụ phấn diễn ra trong vòng 5-7 ngày.
        -Chồi phụ mọc theo nách lá, lá non là chồi phụ đã xuất hiện! Còn mầm ngủ thì sau khi ta ngắt chồi phụ đi, chỗ đó đã có sẵn 1 mầm ngủ nhưng nhỏ, cành phát triển càng lâu, mầm ngủ sẽ càng to và khỏe.
         – Mầm ngủ sẽ tự bung ra khi đủ sức hoặc chúng ta cắt cành (khi cắt cành, cây không còn nuôi đọt nữa, buộc phải bung mầm ngủ)
   – Phun thuốc trừ bệnh: Định kỳ 5-7 ngày 1 lần phun thuốc trừ Bọ Trĩ, Nấm, Mốc Sương, Phấn Trắng, Thán Thư khi gặp thời tiết mưa gió kéo dài.
    f. Giai đoạn đậu quả:Sau khi thụ phấn xong, nhị rụng và bầu nhụy bắt đầu lớn trong 7-10 ngày đầu có khá nhiều quả non rụng. Sự rụng quả trong thời kỳ này là sinh lí bình thường của cây nho. Tuy nhiên, mức độ rụng nhiều hay ít tùy thuộc vào các yếu tố như giống nho, sâu bệnh và môi trường…
– Xới đất bón phân: Định kỳ 7-10 ngày 1 lần bón xen kẽ mỗi đợt mỗi gốc 100g lân, 100g phân Dap, 100g phân NPK 20-20-15. Bón xa gốc 20 – 30cm và tưới nước ngay.
– Phun thuốc trừ bệnh: Định kỳ 5-7 ngày 1 lần phun thuốc trừ Nấm, Mốc Sương, Phấn Trắng, Thán thư khi gặp thời tiết mưa gió kéo dài.
g. Giai đoạn quả lớn và thu hoạch: Từ khi đậu quả đến khi chín bói từ 30 -40 ngày, sau đó cần thêm 20-30 ngày để tiếp tục chin hoàn toàn. Điều kiện phụ thuộc vào yếu tố di truyền của giống và điều kiện khí hậu.
– Xới đất bón phân: Đến giai đoạn chín bói (nho Đỏ 2 tháng chín bói và 2,5 tháng thu hoạch, nho Xanh- nho Hạ Đen không hạt 2,5 tháng chín bói và 3,5 tháng thu hoạch, nho Móng Tay (ký hiệu: NH01-152) 3 tháng bói và 4 tháng thu hoạch) giai đoạn này mình cần bón phân Kali Trắng mỗi gốc 100g KCL, mục đích tạo độ giòn, vỏ nho dày hơn và tăng độ đường cho quả nho khi thu hoạch và giúp cành nho hóa gỗ nhanh hơn. Bón xa gốc 20 – 30cm và tưới nước ngay.
– Giai đoạn này mình sẽ không dụng thuốc bảo vệ thực vật và cách ly 20- 30 ngày an toàn cho quả nho khi thu hoạch.
         III. Các loại bệnh thường gặp
1. Bệnh thường gặp do yếu tố côn trùng, động vật ngoại lai: Nơi càng nhiều mưa nho càng nhiều sâu bệnh. Nho ưa khí hậu khô,ôn đới, lượng mưa ở Phan Rang so với các nước ôn đới vẫn còn là nhiều.Sâu: có nhiều loại nhưng không thực sự nguy hiểm chỉ cần nhận dạng đúng, phun đúng lúc, đủ lượng là ngăn chặn được.
        a. Rệp sáp, rầy: Thường bám trên cành hoặc trên lá già. Nông dân còn gọi là rầy đu đủ, rầy bông. hút nhựa trên các lá,ngọn non, cành, chùm và cuống quả làm cho lá quăn queo, ngọn héo, quả nhỏ, chùm nhỏ không phát triển và bị nứt ngay khi quả chưa chín.
     – Phun trừ bằng: Vua Rệp Sáp kết hợp hoặc Vua Rệp Sáp kết hợp với Melycit 20SP.
       b. Nhện đỏ: Xuất hiện trên lá già hoặc khi thu hoạch trái xongrất nhỏ, thường bám dưới mặt lá gặm biểu bì hút nhựa, thiệt hại nặng khi chồi vừa nẩy. Lá bị nhện đỏ không quang hợp được dễ rụng. Đặc biệt khi nắng nóng, ít mưa, không tưới kịp tác hại càng lớn.
– Trị bằng: Nilimite (Lưu ý: dùng loại thuốc này khi đã thu hoạch trái xong nhé), Comite 73 EC; Kenthane 18,5 EC;  Kulumus 80 DF…Chú ý nhện đỏ gây hại mặt trên lá do đó phải phun đều mặt trên lá.
 c. Nhện vàng: Xuất hiện sau khi cành ra lá non, trên lá già hoặc khi thu hoạch trái xong. Nông dân còn gọi là “Bệnh” vằn ri hay chân gà.
       – Trị bằng: Sử dụng các loại thuốc chuyên trị nhện như: Comite 73 EC; Admire 050 EC;  Bitadin…
d. Sâu đục thân, ăn lá, đục quả:Trị bằng: Chlorferan 240SC hoặc trị bằng Decis 2,6 ND 500 – 700 gam/ha pha 10 – 15 cc trong bình xịt 8 lít nước., Sherpa 25 ND 0.8 – 1 lít thuốc/ha pha 1/600 – 1/800, Monitor 60 DD, 1 – 1,5 lít/ha nồng độ 1/800.
e. Bọ trĩ: Xuất hiện khi trời khô hanh, nắng nóng kéo dài. Nông dân hay gọi là rầy ri hay rầy lửa. Không nên để vườn nho khô, tưới nước để hạn chế bọ trĩ.
         –  Trị bằng các loại thuốc Regent 800WG, Confidor 100SL, Chlorferan 240 SC (Phụng Hoàng Lửa) +  Trutat 0.32 EC, Aridant (Quả cà chua), Ematin 60EC (tên thường gọi: Hổ có cánh).
2. Bệnh thường gặp do yếu tố thời tiết phổ biến nhất.
          a. Bệnh Mốc Sương: rất đáng sợ, gây hại nhiều khi trời lặng gió, ẩm, mát thường vào mùa mưa tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Ban đầu hại lá sau đến hoa, quả,tay leo. Mặt trên lá ban đầu có màu vàng-xanh sau chuyển đỏ nâu.Mặt dưới lá tơ nấm tạo thành lông tơ, màng mỏng, trắng trắng.
         – Trị bệnh bằng: Score kết hợp ridolmil Gold,  Filer 711.1 WG hoặc Amittatot, Ranman kết hợp với Melogy DUO 66,75; khi xuất hiện bệnh phun kỹ nhiều lần. Biện pháp hóa học: Sử dụng một số loại thuốc như sau: Thuốc gốc đồng Kocide 61,4 DF; Champion 77 WP; Metaxyl 25WP; Melody 66,75 WP; Bayfidan 250EC; Tilt 250 ND; Aliette 800 WP; Daconil 75 WP…
         b. Bệnh phấn trắng: bệnh phủ phấn trắng lên đọt non, lá non, thân cành non. Ban đầu các chỗ bệnh hại có màu trắng sau chuyển màu nâu gần như đen, nặng trong mùa mưa.
       – Trị bằng: Sumi-Eight 12.5WC (chú ý: không phun thuốc khi nho đang đạu trái), Champion 57,6DP. Sử dụng một số loại thuốc như sau: Melody 66,75 WP; Anvil 5SC; Sumi- eight 12,5 WP; Score 250 EC; Topsin M 70 WP….
        c. Bệnh rỉ sắt: xuất hiện vào mùa mưa, lá hơi già có những mụn nhỏ liti màu rỉ sắt, không gây hại nặng,hết mưa thì hết bệnh nếu đã phun thuốc trừ mốc sương và phấn trắng.
        – Trị bằng: Sumi-Eight 12.5WC (chú ý: không phun thuốc khi nho đang đậu trái), Một số loại thuốc có hiệu quả: Thuốc gốc đồng như Kocide 61,4 DF; Champion 77 WP; Anvil 5SC; Sumi eight 12,5 WP; Tilt 250 ND…
     d. Bệnh Thán Thư: Xuất hiện vào mùa mưa,trên lá có những vết bệnh màu vàng vàng nâu, ngọn co dúm lại, cành xuất hiện những vết lõm khô màu nâu. Thường xuất hiện vào mùa mưa và khi trời có sương ban đêm. Nông dân còn gọi là bệnh ung thư, đốm mắt chim, bệnh thẹo quả.
        – Trị bằng: Score 250 EC kết hợp với Taslent 50WP hoặc Nativo 750 WG hoặc Ridomil Gold 68 50WP (chú ý: Khi tạnh mưa phun thuốc liền để rữa nước mưa). gốc đồng như Kocide 61,4 DF; Champion 77 WP; Anvil 5SC; Topsin M70WP; Score 250 EC….
     e. Bệnh Nấm:Trên lá mặt trên xuất hiện những vết đốm màu vàng sau đó chuyển sang màu nâu đỏ. Thường xuất hiện khi có mưa, độ ẩm cao.
         – Trị bằng: Melogy DUO 66,75 kết hợp với Antracol 70WP; Aliet kết hợp với anvil, Các loại thuốc có thể sử dụng: Melody 66,75 WP; Bayfidan 250 EC; Sumi eight 12,5 WP; Score 250 EC; Aliette 800WP….
IV. Quy trình xử lý quả đối các giống nho mới
Quy trình xử lý nho Hạ đen không hạt
  Thông tin giống:
       Giống: Hạ Đen không hạt
       Thu hoạch: Đúng thời gian sinh trưởng của giống từ 100-120 ngày, tuỳ theo mùa, tính từ thời điểm bấm cành.
       Mùa vụ: 1 năm cho thu hoạch 2 lần: vụ Đông Xuân (vụ chính cho năng suất cao) và vụ Hè Thu (vụ phụ cho năng suất thấp hơn).
       Hình dạng  và  màu sắc quả: màu đen, đỏ sậm, quả có hình tròn.
Đặt tính: Siêu kháng bệnh, nhanh ra quả, hương vị rất thơm kết hợp giữa hương quả Vải và Việt Quất, vỏ nho có vị chát đặc trưng.
       Độ đường: từ 18-22 brix.
       Khối lượng quả: 5-9g.
       Địa điểm trồng: Phù hợp khí hậu và thổ nhưỡng khắp 63 tỉnh thành (trừ trường hợp: đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn và nguồn nước không đảm bảo cho cây trồng phát triển), thích hợp trồng mô hình nho kết hợp du lịch sinh thái, nhà hàng, quán ăn, quán cà phê. Đặc biệt, trồng trước sân nhà, trên sân thượng ở nông thôn hay ở thành phố đều cho kết quả ưng ý.
       Kỹ thuật: bắt buộc phải nhúng quả từng giai đoạn, thuộc giống nho Tam bội, nho không hạt
Gồm 4 Bước xử lý:
Nhúng Lần 1: Giai đoạn nho bấm cành Được 22-25 ngày, Hoa nho đã giãn chi và nhìn màu sắc của nho từ màu xanh đậm chuyển sang màu hơi vàng nhạt, bắt đầu xử lý bằng hoạt chất Ga3 50TB dạng viên suổi nén (có thể sử dụng những loại Ga3 của hãng khác nhưng phải tính được nồng độ chuẩn) Liều lượng 1 viên Ga3 cho 40 lít nước. (Lưu ý: Lần 1 nếu hoa nho dài đẹp không cần nhúng giãn hoa)
Nhúng Lần 2: Giai đoạn cây nho bấm cành được 28-35 ngày, Hoa nho đang có hiện tượng trổ nhụy (Lưu ý: phải quan sát hoa thật kỹ hàng ngày vì giai đoạn này mình xử lý không đúng thời điểm có thể gây ra hiện tượng trái nhỏ bị suy, cuống ngắn hoặc bị rụng hoa đồng loạt nếu mình nhúng quá trễ). Kinh nghiệm nhìn chùm nho: Chờ bông nho trổ nhụy hết 100% có hiện tượng hơi rụng nhẹ mới bắt đầu nhúng quả. Liều Lượng: Ga3 50TB và hoạt chất đậu quả (Lưu ý: 1 gói đậu quả pha được 5lít nước, 1 gói Ga3 50TB 20 lít nước. Cho nên liều lượng chính xác là 20 lít Ga3 + 4 gói hoạt chất đậu quả cho 20 lít nước).
Nhúng Lần 3: Giai đoạn cây nho bấm cành được 35-40 ngày, đã hình thành được quả nho và kích thước quả bằng hạt bắp (Lưu ý: trước khi nhúng lớn quả phải tỉa cho thưa trung bình 1 chùm mình để 30-70 là vừa quả để sau khi khi xử lý hoạt chất quả nho tăng kích thước rất nhanh). Liều Lượng: Ga3 50TB và hoạt chất đậu quả (Lưu ý: 1 gói đậu quả pha được 5lít nước, 1 gói Ga3 50TB 10 lít nước. Cho nên liều lượng chính xác là 10 lít Ga3 + 2 gói hoạt chất đậu quả cho 10 lít nước).
Nhúng Lần 4: Giai đoạn cây nho bấm cành được 50 ngày, lúc này quả nho đã to hơn 1,5 lần hạt bắp trước khi xử lý lần 4 mình tiếp tục tỉa quả đối với những chùm nho quá khít. Liều Lượng: 10 lít\ 1 gói Ga3 50TB. (Lần 4 nếu quả nhỏ có thể nhúng hoặc chỉ nhúng 3 lần là đủ nếu quả đạt kích thước tốt)
Lưu ý:
Trước khi nhúng quả thì mình phải cung cấp phân bón NPK, Lân Rễ, Ure hoặc DAP cho cây nho trước 1 ngày khi bắt đầu nhúng quả. Đây là yếu tố rất quan trọng trong quá trình chăm sóc cây nho Hạ Đen Không hạt đạt hiệu quả 100%
Không nên pha hoạt chất Ga3 và chất đậu quả quá liều sẽ gây tác dụng phụ làm chùm nho cuống to hơn bình thường và quả nho sẽ bị chai, không phát triển trái đạt mức tối đa được.
Quy trình xử lý nho Mẫu đơn (Sữa hàn quốc)
       Thông tin giống:
Giống: Mẫu Đơn (Shine Muscat) hoặc Sữa Hàn Quốc
Thu hoạch: Đúng thời gian sinh trưởng của giống từ 130-150 ngày, tuỳ theo mùa, tính từ thời điểm bấm cành.
Mùa vụ: 1 năm cho thu hoạch 2 lần: vụ Đông Xuân (vụ chính cho năng suất cao) và vụ Hè Thu (vụ phụ cho năng suất thấp hơn).
       Hình dạng và màu sắc quả: màu xanh, vàng khi có nhiều ánh sáng, quả có hình bầu dục hơi lõm vào ở phần đuôi (ở Việt Nam do yếu tố thời tiết, thổ nhưỡng, phần đuôi ít lỡm hơn).
Đặt tính: kháng bệnh tương đối tốt, thường trồng 1 năm tuổi bắt đầu cho quả, có vị Xoài rất thơm, vỏ nho không chát.
Độ đường: từ 18-20 brix.
Khối lượng quả: 8-12g.
Địa điểm trồng: Phù hợp khí hậu và thổ nhưỡng khắp 63 tỉnh thành (trừ trường hợp: đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn và nguồn nước không đảm bảo cho cây trồng phát triển), thích hợp trồng mô hình nho kết hợp du lịch sinh thái, nhà hàng, quán ăn, quán cà phê. Đặc biệt, trồng trước sân nhà, trên sân thượng ở nông thôn hay ở thành phố đều cho kết quả ưng ý.
Kỹ thuật: bắt buộc phải nhúng quả từng giai đoạn, nho không hạt.
Gồm 2 Bước xử lý:
Nhúng Lần 1: Giai đoạn cây nho bấm cành được 28-35 ngày, Hoa nho đang có hiện tượng trổ nhụy. Kinh nghiệm nhìn chùm nho: Chờ bông nho trổ nhụy hết 100% không cần phải chờnhụy bông nho hơi rụng nhẹ như nho Hạ Đen, vì khi mình nhúng trễ nho sẽ còn hạt.
– Liều Lượng: Ga3 50TB và hoạt chất đậu quả (Lưu ý: 1 gói đậu quả pha được 5lít nước, 1 gói Ga3 50TB 20 lít nước. Cho nên liều lượng chính xác là 20 lít Ga3 + 4 gói hoạt chất đậu quả cho 20 lít nước).
– Công Dụng: Giúp nho mất hạt và lớn quả phương pháp này được áp dụng ở tất cả cả Quốc gia trên Thế Giới.
-Trong trường hợp không xử lý lần 1: nho vẫn tự đậu quả được khác với nho Hạ Đen nhưng nho sẽ có hạt và kích thước quả sẽ lớn hoặc trung bình
Nhúng Lần 2: Giai đoạn cây nho bấm cành được 42-45 ngày, đã hình thành được quả nho và kích thước quả bằng hạt bắp (Lưu ý: trước khi nhúng lớn quả phải tỉa cho thưa trung bình 1 chùm mình để 30-70 là vừa quả để sau khi khi xử lý hoạt chất quả nho tăng kích thước rất nhanh).
-Liều Lượng: Ga3 50TB và hoạt chất đậu quả (Lưu ý: 1 gói đậu quả pha được 5lít nước, 1 gói Ga3 50TB 20 lít nước. Cho nên liều lượng chính xác là 20 lít Ga3 + 4 gói hoạt chất đậu quả cho 20 lít nước).
– Sau 2 lần xử lý, hoàn thành toàn tập quy trình xử lý quả đối với nho Sữa, tại Nông trại Hoàng Yến đã thực hiện thực tế và cho hiệu quả cao.
– Lưu ý:
Trước khi nhúng quả thì phải cung cấp phân bón NPK, Lân Rễ, Ure hoặc DAP cho cây nho sóc cây nho Sữa đạt hiệu quả 100%
Không nên pha hoạt chất Ga3 và chất đậu quả quá liều sẽ gây tác dụng phụ làm chùm nho cuống to hơn bình thường và quả nho sẽ bị chai, không phát triển trái đạt mức tối đa.
Quy trình xử lý nho Ngón tay đen
Thông tin giống:
Giống: Ngón Tay Đen (Black Shappire)
Thu hoạch: Đúng thời gian sinh trưởng của giống từ 130-150 ngày, tuỳ theo mùa, tính từ thời điểm bấm cành.
Mùa vụ: 1 năm cho thu hoạch 2 lần: vụ Đông Xuân (vụ chính cho năng suất cao) và vụ Hè Thu (vụ phụ cho năng suất thấp hơn).
        Hình dạng và màu sắc quả: màu đen, đỏ đậm, quả có hình trụ dài như ngón tay hơi lõm vào ở phần đuôi (ở Việt Nam do yếu tố thời tiết, thổ nhưỡng, phần đuôi ít lỡm hơn).
Đặt tính: kháng bệnh tương kém, khả năng xử bấm cành ra quả khó, thường trồng 1 năm tuổi bắt đầu cho quả, có vị nho truyền thống, vỏ nho hơi chát.
Độ đường: từ 17-20 brix.
Khối lượng quả: 7-10g.
Địa điểm trồng: Phù hợp khí hậu và thổ nhưỡng khắp 63 tỉnh thành (trừ trường hợp: đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn và nguồn nước không đảm bảo cho cây trồng phát triển), thích hợp trồng mô hình nho kết hợp du lịch sinh thái, nhà hàng, quán ăn, quán cà phê. Đặc biệt, trồng trước sân nhà, trên sân thượng ở nông thôn hay ở thành phố đều cho kết quả ưng ý.
Kỹ thuật: không cần xử lý mất hạt, nho tự nhiên mất hạt.
+ Các anh chị xem lý thuyết xong nên vào kênh Youtube:“Bác Sĩ Cây Nho Ninh Thuận’’ để xem thực tế, nhận dạng chùm hoa và quả nho từng giai đoạn để có thêm kinh nghiệm thực tế để mình thực hiện các bước chăm sóc và xử lý hoàn hảo nhất. Nếu còn thắc mắt hãy liên hệ trực tiếp qua số điện thoại 035.549.3505 gặp Hoàng để được tư vấn.
       V. Một số chú ý khi trồng chăm sóc cây nho
        Cây nho không chịu được gió vì gió to có thể làm đổ giàn, dập nát lá và chùm nho vì vậy không nên trồng ở những nơi thường xuyên có gió bão. Trồng nho ở những nơi hứng nắng nhưng cần che chắn gió.